Thuê trọ, đăng ký tạm trú thế nào?
Tối 19.1, CLB Nam Định thua trắng 0-1 trước Thể Công Viettel trên sân nhà Thiên Trường ở vòng 10 V-League. Dù chưa mất ngôi nhì, nhưng lời cảnh báo đã xuất hiện với đội bóng của HLV Vũ Hồng Việt khi Xuân Son không còn hiện diện. Đó cũng là chi tiết HLV Kim Sang-sik cùng đội tuyển Việt Nam cần lưu ý. Vắng chân sút chủ lực chưa bao giờ là điều dễ thở, với bất cứ tập thể nào.Khi Xuân Son còn trên sân, CLB Nam Định thắng liền 4 trận ở V-League, ghi 14 bàn. Còn khi không có chân sút sinh năm 1997, đội bóng thành Nam chỉ ghi 2 bàn trong 3 trận gần nhất, không giành được chiến thắng nào. CLB Nam Định có thể "sống" tốt khi vắng Văn Toàn hay Hendrio Araujo, nhưng Xuân Son là câu chuyện khác. Tầm ảnh hưởng của tiền đạo gốc Brazil vào lối chơi không chỉ nằm ở khía cạnh bàn thắng (tất nhiên anh rất giỏi ghi bàn), mà còn ở con đường dẫn đến bàn thắng ấy. Một trung phong toàn diện, giỏi mọi kỹ năng tấn công, đá nhiệt huyết và tinh quái như Xuân Son đã nâng tầm cả hàng công CLB Nam Định. Những gì người ta thấy Xuân Son làm tại AFF Cup 2024, thực ra anh đã làm... hàng tuần ở V-League.Lẽ dĩ nhiên, cầu thủ càng có tầm ảnh hưởng, việc thay thế càng khó khăn. Đến thời điểm này, CLB Nam Định vẫn chưa tìm ra ai khỏa lấp được vai trò của Xuân Son (thể hiện ở kết quả và lối chơi nghèo nàn). Điều tương tự có thể đến với đội tuyển Việt Nam. Xuân Son nghỉ 8 tháng, đồng nghĩa anh sẽ vắng các trận gặp Lào (tháng 3), Malaysia (tháng 6) và Nepal (tháng 9), tương đương nửa đầu vòng loại Asian Cup 2027. Khi trở lại, chưa chắc chân sút 28 tuổi đã trở lại phong độ cao nhất. HLV Kim Sang-sik khẳng định dù Xuân Son đẳng cấp, đội tuyển Việt Nam vẫn không phụ thuộc vào cá nhân nào. Tuy nhiên hãy quan sát ở trận chung kết lượt về. Sau thời điểm Xuân Son rời sân, đội tuyển Việt Nam ghi 2 bàn, nhưng 1 bàn đến từ pha đốt lưới của Pansa Hemviboon (xuất phát từ tình huống Tuấn Hải dứt điểm không tốt), trong khi bàn còn lại đến từ pha phản công khi đối thủ đã bỏ cả khung thành. Đội tuyển Việt Nam vẫn có thể tấn công khi Xuân Son vắng mặt, nhưng rõ ràng, đường đến khung thành khó khăn hơn nhiều. Không có một chân sút giỏi trên sân, đồng nghĩa đối thủ của Việt Nam có thể đẩy cao đội hình, tạo sức ép cho hàng thủ.HLV Kim Sang-sik sử dụng Tiến Linh ở 3 trận đầu giải, khi Xuân Son chưa đủ điều kiện thi đấu. Còn lúc Xuân Son xuất trận, Tiến Linh ngồi dự bị. Đồng nghĩa, sơ đồ 1 trung phong vẫn là ưu tiên hàng đầu của thầy Kim. Chia sẻ với truyền thông, tiền vệ Doãn Ngọc Tân khẳng định lối chơi ưa thích của HLV Kim Sang-sik là đẩy bóng lên tuyến trên càng nhanh càng tốt. Đấu pháp này đòi hỏi rất nhiều ở một tiền đạo: cần đủ khỏe để che chắn bóng, đủ khéo léo để đỡ bóng gọn gàng, hay đủ dẻo dai để độc lập tác chiến trong trường hợp đồng đội không kịp hỗ trợ. Xuân Son đã làm sáng bừng bức tranh tấn công của đội tuyển Việt Nam bởi anh hợp với triết lý. Không có anh, HLV Kim Sang-sik chỉ có hai con đường: tìm một trung phong giỏi với phẩm chất gần tương đương Xuân Son, điều vốn... viển vông với chất lượng các chân sút nội. Hoặc tìm lối chơi phù hợp với con người hiện có. Trong tay nhà cầm quân người Hàn Quốc còn Tiến Linh. Dù lối chơi còn thiếu sót, song tiền đạo 28 tuổi vẫn là chân sút ghi bàn nhiều nhất dưới thời ông Kim (7 bàn). Anh có kinh nghiệm thi đấu, khả năng săn bàn và tìm kiếm khoảng trống. Tuy nhiên để phát huy năng lực của Tiến Linh, đội tuyển Việt Nam phải đá theo cách khác. Không thể dồn bóng cho tiền đạo theo tiêu chí "càng nhanh càng tốt" như AFF Cup, mà cần phối hợp lớp lang, bài bản hơn, có nhiều giải pháp tấn công đa dạng, phát huy năng lực của các tiền vệ tấn công nhiều hơn, thay vì trông đợi tiền đạo... làm hết. Ngoài ra, thầy Kim cũng cần thêm tiền đạo dự phòng. Trông đợi vào một vài trung phong là canh bạc đầy rủi ro.Thuận lợi cho HLV Kim Sang-sik, là 2 trong 3 trận đầu vắng Xuân Son, đội tuyển Việt Nam gặp đối thủ yếu hơn (Lào và Nepal). Trận gặp Malaysia tại Bukit Jalil trong tháng 6 sẽ khó khăn, nhưng khác với AFF Cup, đội tuyển Việt Nam đá với mật độ rất mỏng với chỉ vỏn vẹn 3 trận trong 6 tháng tới. Thời gian để đội tuyển Việt Nam tính toán đấu pháp và lối chơi sẽ "dông dài" hơn. Khó khăn là cơ hội để ông Kim chứng minh năng lực, rằng đội tuyển Việt Nam sẽ không phụ thuộc vào cá nhân nào.Kết nạp đoàn tập trung và công nhận lớp đoàn viên 30 năm thành lập TP.Hạ Long
Chị Kim Hiếu sinh ra và lớn lên ở thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu, sau đó chuyển lên TP.HCM làm việc rồi lấy chồng người Mỹ. Năm 2015, chị rời Việt Nam cùng chồng sang Mỹ định cư, hiện chị có một đứa con trai và sống trong một ngôi nhà ở bang Washington.Chị Hiếu cho biết, năm nay là năm thứ 10 ăn tết tha hương. Con trai chị 9 tuổi và năm nào cũng cảm nhận được không khí tết Việt Nam. Mỗi lần con thấy mẹ gói bánh tét, trang trí nhà cửa, chuẩn bị bàn thờ tươm tất là con trai biết tết đang cận kề. Người phụ nữ chia sẻ, cũng như mọi năm, chị trang trí nhà với hoa mai, hoa đào, câu đối thư pháp… để nhà cửa có hương vị tết Việt. Chị dành tâm tư vào khu vực phòng thờ, chuẩn bị trang nghiêm và mang nét truyền thống Việt Nam. Với chị, đó cũng là nơi tạo sự ấm cúng trong gia đình, gìn giữ văn hóa, yêu thương của nhiều thế hệ."Tết Nguyên đán không phải là ngày lễ ở ở Mỹ nên tôi chỉ làm gói gọn trong gia đình, bạn bè thân thiết. Tết cũng là dịp giỗ ba nên tôi chuẩn bị thêm những món đặc trưng ngày tết ngày xưa ba thích như: thịt kho tàu, canh khổ qua, bánh tét, dưa món…", chị Hiếu chia sẻ. Người phụ nữ cũng cho hay, những năm đầu khi sang Mỹ định cư, tết rất buồn, chị rơi nước mắt vì cảm giác nhớ nhờ. Mấy năm sau, chị xem nơi này như quê hương thứ hai của mình và lập bàn thờ ba mẹ ở đây. "Tôi tâm niệm dù xa quê nhưng vẫn luôn mang quê hương bên mình, luôn nhớ ngôi nhà bản thân sinh ra và lớn lên và từng món ăn ở quê. Tết cũng là dịp nhắc nhở cho con trai tôi nhớ về nguồn cội Việt Nam, nhớ về truyền thống, ông bà tổ tiên", chị Hiếu trải lòng. Năm nay, chị tự tay viết câu đối trang trí tết, đi cắt hoa mai Mỹ về chưng, gói bánh tét và làm những món ăn tết đặc trưng. Khi làm chị sẽ giải thích cho con trai hiểu về những hoạt động này. Ngày đầu năm mới chị cho con chúc tuổi ba mẹ và gửi tiền lì xì may mắn. Sau đó gia đình đi chùa, tụ họp bạn bè ăn uống ba ngày xuân…Ông xã chị dù không phải người Việt, nhưng luôn sống chan hòa giữa văn hóa hai bên. Anh luôn ủng hộ chị gìn giữ giá trị văn hóa cho con và hăng hái tham gia các hoạt động tết cùng vợ. Anh cũng biết thắp nhang, biết phong tục lì xì và đi chùa lễ Phật… Điều đó cũng mang lại hạnh phúc cho chị trong khoảng thời gian xa quê. Ông Ross, chồng chị Hiếu tự bắc thang đóng đinh, luôn bên cạnh giúp vợ khi cần. "Việc trang trí tôi để vợ tự quyết cho đúng ý. Sau tết, tôi sẽ giúp vợ dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc gọn gàng để năm sau dùng tiếp", người chồng bày tỏ.
Vẽ và trưng bày tranh trên... trời
Cũng theo ông Lĩnh, khối lượng công việc hiện còn rất lớn, các địa phương, đơn vị phải thay đổi tư duy, cách làm, sáng tạo trong giai đoạn mới. Bên cạnh sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để đưa phong trào xây dựng NTM đi vào chiều sâu, thực chất thì còn phải tập trung đầu tư hạ tầng thiết yếu. Trong đó, ưu tiên cao thực hiện các tiêu chí thiết thực với cuộc sống của người dân; sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách các cấp và đẩy mạnh các hình thức xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực.
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki cho biết, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản có mong muốn và tâm huyết tăng cường đầu tư, giao thương với Việt Nam. Các doanh nghiệp đều kỳ vọng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam thời gian tới, nhất là với kỷ nguyên vươn mình, cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy…Ông bày tỏ tin tưởng những kết quả đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy nhanh việc ra các quyết định, cải thiện môi trường đầu tư của Chính phủ Việt Nam hiện nay sẽ giúp gia tăng đầu tư của Nhật Bản.Ông Ozasa Haruhiko, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) Hà Nội, cho biết qua khảo sát gần đây nhất với các doanh nghiệp Nhật Bản, một trong những quốc gia được kỳ vọng nhất là Việt Nam.Theo đó, hơn 60% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đánh giá có lãi trong năm 2024, cao nhất trong 5 năm qua. Các doanh nghiệp cũng dự đoán tăng trưởng mạnh mẽ, 56% doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng hoạt động trong 1 - 2 năm tới, đứng đầu tại ASEAN và Việt Nam là một trong những quốc gia có động lực phát triển mạnh mẽ nhất.Tại tọa đàm, các doanh nghiệp và tổ chức của Nhật Bản như Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng JBIC, các tập đoàn Moeco, Marubeni, Tokyo Gas, Shimizu, Sumitomo, Hitachi, Nippon Koei, Toyota, Aeon… đã trình bày cơ hội hợp tác.Đồng thời, đề xuất kiến nghị trong các lĩnh vực như năng lượng, triển khai đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, cao tốc Bắc - Nam đoạn Bến Lức - Long Thành, phát triển giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long, việc phát triển Trường đại học Việt - Nhật, thúc đẩy đầu tư hướng tới tương lai, triển khai các dự án ODA thế hệ mới…Trước quan tâm của doanh nghiệp Nhật Bản về Việt Nam quyết liệt tinh gọn bộ máy, Thủ tướng cho biết, mục tiêu là giảm thời gian, chi phí đầu vào, chi phí tuân thủ, giảm phiền hà, sách nhiễu cho người dân và doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động.Việc thực hiện cuộc cách mạng này và quá trình vận hành bộ máy mới cũng có thể phát sinh những vướng mắc, nhưng phía Việt Nam cam kết các cơ quan sẽ giải quyết nhanh chóng, không để ảnh hưởng tới người dân và doanh nghiệp.Với các vấn đề cụ thể, Thủ tướng giao Phó chủ tịch TP.HCM Bùi Xuân Cường, các cơ quan liên quan hoàn thành dứt điểm trước 30.4 các vấn đề liên quan thanh toán cho nhà thầu với dự án metro số 1 TP.HCM Bến Thành - Suối Tiên.Với Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, Thủ tướng đã có nhiều cuộc làm việc, trao đổi với lãnh đạo Nhật Bản, Ngân hàng JBIC và các đối tác liên quan, Thủ tướng đề nghị JBIC khẩn trương, tích cực thực hiện các thỏa thuận, cam kết để cùng sớm tháo gỡ dứt điểm các khó khăn, vướng mắc cho dự án.Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng đề nghị phía Chính phủ, doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục quan tâm, thúc đẩy triển khai nhanh các dự án hợp tác trọng điểm, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao, mang tính biểu tượng trong quan hệ hai nước, điển hình như dự án hợp tác phóng vệ tinh vào quỹ đạo năm 2025.Cùng với đó, phía Nhật Bản tăng cường ODA thế hệ mới, mở rộng hơn, tăng quy mô, đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi để giải ngân nhanh hơn. Đồng thời, Thủ tướng mong các doanh nghiệp Nhật Bản đưa ra quyết định nhanh hơn và phối hợp với phía Việt Nam hài hòa hóa thủ tục.
Sắc vóc top 10 Hoa hậu Việt Nam 2000 đóng vợ Lý Hải ở 'Lật mặt 7'